Quyên

0914.164.733


Khánh Vi

091.415.7325

Nguyễn Hưng

090.370.3374

Tin tức

Tin tức

Người có thói quen ăn uống xấu này nguy cơ mắc sỏi mật rất cao

Vân Hồng

Người có thói quen ăn uống xấu này nguy cơ mắc sỏi mật rất cao

Bệnh sỏi mật ngày càng phổ biến nhưng việc hiểu về nó lại đang rất hạn chế. Bài phỏng vấn bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

 

Càng ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh sỏi mật, sỏi cuống mật. Khi mật có sỏi, nó sẽ cọ xát vào thành túi mật, kích thích niêm mạc, để lâu gây ra viêm túi mật mãn tính.

Lâu hơn nữa sẽ sinh ra các vết thương, trở thành khối u tiền ung thư và cuối cùng có thể dẫn đến viêm nhiễm gây ung thư.

Để giải đáp những thắc mắc của độc giả, báo Sina của Trung Quốc phỏng vấn bác sĩ chuyên khoa Lý Bỉnh Lộ, Phó trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ) để tìm hiểu kỹ hơn về cách phòng tránh căn bệnh phổ biến này.

Người có thói quen ăn uống xấu này nguy cơ mắc sỏi mật rất cao - Ảnh 1.

 

  PV: Nguyên nhân chính của bệnh sỏi mật là do vấn đề ăn uống gây ra. Liệu nhịn ăn sáng có phải là nguyên nhân đầu tiên?

BS Lộ: Vai trò của túi mật là để lưu trữ mật, chúng sẽ phát huy tác dụng khi chuyển mật vào hệ tiêu hóa để xử lý thức ăn.

Sau một đêm ngủ dài, mật tích trữ nhiều trong túi mật chuẩn bị tiêu hóa bữa sáng, nếu bạn không ăn sáng, dịch mật không có cơ hội giải phóng, chúng tích lại quá lâu sẽ lắng đọng cholesterol sinh ra sỏi mật.

Nếu không duy trì thói quen ăn đều đặn đúng giờ, sẽ phá vỡ đồng hồ làm việc của mật, mỗi lần nhịn ăn, làm dư lượng dịch mật cố định, qua thời gian sẽ lắng thành sỏi.

PV: Phụ nữ có nhiều khả năng bị sỏi mật không? Nguyên nhân gây sỏi mật?

BS Lộ: Một điều rõ ràng, phụ nữ có tỉ lệ bị sỏi mật cao gấp 2-4 lần so với nam giới.

Theo thống kê lâm sàng về tỉ lệ bệnh nhân sỏi mật cholesterol, phụ nữ chiếm 63%, nam 37%; ở bệnh nhân sỏi mật bình thường, phụ nữ chiếm 57%, nam giới chỉ chiếm 43%.

Nguyên nhân gây sỏi không kiểm soát được bao gồm tuổi tác, giới tính, dân tộc và lịch sử gia đình.

Đối tượng bị sỏi thường là người béo phì, xuất phát từ chế độ ăn uống ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý và chế độ ăn uống, ít chất xơ.

Tiếp đến là người có chế độ ăn uống thất thường, người giảm cân nhanh chóng.

Người uống thuốc kháng sinh chứa thành phần ceftriaxone có thể dẫn đến sỏi mật, nhưng nó có thể biến mất sau khi ngừng thuốc.

Người uống thuốc giảm lipid dài hạn, uống canxi, phốt pho, các vấn đề liên quan đến trao đổi chất đều là những nguyên nhân có thể gây sỏi.

Người có thói quen ăn uống xấu này nguy cơ mắc sỏi mật rất cao - Ảnh 2.

 

PV: Sỏi mật dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày, cách phân biệt thế nào?

BS Lộ: Nhiều trường hợp sỏi mật bị nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày. Nhưng đau do sỏi thường biểu hiện là sau khi ăn một cái gì đó, đặc biệt là những thứ có dầu mỡ.

Ví dụ khi ăn đồ chiên rán, món sườn nướng có mỡ chẳng hạn, túi mật sẽ co mạnh, những cơn đau sỏi mật thường là những cơn co sau khi ăn.

Còn người đau do viêm dạ dày, loét tá tràng, thường đau khi dạ dày trống rỗng, khi bụng đói sẽ đau nhiều, nếu ăn chút gì đó vào sẽ giảm đau.

PV: Ngoài việc gây đau, sỏi mật còn gây hại gì cho cơ thể?

BS Lộ: Sỏi mật sẽ kích thích niêm mạc túi mật, lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm túi mật mãn tính. Trong y học được định nghĩa là tổn thương tiền ung, cao hơn còn là cơ hội tạo viêm nhiễm gây ung thư.

Nếu sỏi rơi vào ống dẫn mật, có thể gây viêm đường mật cấp tính hoặc sỏi mật cấp tính.

PV: Điều trị sỏi mật có thể áp dụng những phương pháp nào?

BS Lộ: Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa hài lòng với bất kỳ một loại thuốc nào có thể chữa được sỏi mật một cách hoàn toàn. Cũng chưa tìm thấy loại thuốc nào có thể ngăn chặn hoàn toàn việc hình thành sỏi.

Các bác sĩ cũng không khuyến cáo người bệnh tự mua các loại thuốc đang được quảng cáo, trong trường hợp cần mổ vẫn phải chỉ định tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi.

Việc tái khám thường xuyên đối với người từng bị sỏi mật hoặc có nguy cơ mắc sỏi là việc quan trọng để hạn chế rủi ro.

Duy trì những thói quen tốt là cách phòng bệnh hiệu quả.

Người có thói quen ăn uống xấu này nguy cơ mắc sỏi mật rất cao - Ảnh 3.

 

PV: Việc bổ sung canxi có gây sỏi mật hay không?

BS Lộ: Khái niệm này cần được làm rõ, vì thành phần chính của sỏi mật không phải là canxi, mà chủ yếu là cholesterol, ngoài ra còn có sắc tố hỗn hợp mật khác.

Trong sỏi mật có một số lượng nhỏ các ion canxi, magiê, nhưng canxi không liên quan đến sỏi mật.

Thực tế, có nhiều người bổ sung canxi mù quáng, vì thế tôi đề nghị rằng những người thực sự thiếu canxi thì mới cần uống bổ sung, không nên nghe quảng cáo và tự uống sẽ sinh ra hậu quả không tốt cho sức khỏe.

*Theo Sina

 

 

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: soha.vn